Cuộc sống muôn màu

DÂN HÍT HÀ VÀ EM CÔ VI

Tôi xin chia sẻ một số cảm nhận cá nhân, cách tôi đón nhận về một trong những đại dịch lớn và nguy hiểm nhất với thế giới hiện đại, một dịch bệnh làm thay đổi nhiều vấn đề trong xã hội từ vấn đề nhỏ như kinh tế, tới vấn đề lớn như mối quan hệ con người – xã hội, con người – tự nhiên…
Tôi  chỉ đơn giản là theo dõi các thông tin và đưa ra nhận định của mình:
1. Dịch bệnh là cần thiết: Sớm hay muộn, tôi nghĩ dịch bệnh cũng sẽ xảy ra. Khi con người đang đạt tới cảnh giới khoa học rất cao, y thuật hiện đại dường như tự tin chữa được bách bệnh, trên đỉnh cao đó, con người chỉ tập trung vào bài toán cơm ăn áo mặc, gọi tắt là bài toán kinh tế, bỏ mặc sức khỏe cho y học hiện đại lo với suy nghĩ nếu có tiền thì sẽ đến bệnh viện xịn. Con người quên mất rằng mình cũng chỉ là một mắt xích bé nhỏ của tự nhiên, và có thể bị đánh gục bất cứ lúc nào bởi những nhân tố siêu vi trong tự nhiên(virus) hay nhưng nhân tố siêu lớn(thiên thạch), chưa kể đến các nhân tố siêu hình…Tóm lại, em cô vi nhắc nhở con người hãy sống chậm lại để quan sát mọi thứ xung quanh, thấy bản thân bé nhỏ dù khoa học, y học có hiện đại thế nào, và nên có sự chuẩn bị cần thiết về tâm lý với các thảm họa.
2. Em cô vi này yêu thích và lấy đi sinh mạng của những người có hệ miễn dịch kém hoặc có bệnh nền (tim mạch, mỡ máu, gan, phổi….) Như vậy, bên cạnh bài toán cơm áo gạo tiền, một vấn đề quan trọng là bài toán sức khỏe. Chúng ta luôn nhắc nhở nhau cân bằng được 2 vấn đề này trong cuộc sống, nhưng thực tế, bài toán kinh tế luôn có sức hút và dễ thực hiện hơn bài toán sức khỏe, bởi con người  tin vào các cảm nhận của ngũ quan, những thứ dễ dàng nhìn thấy, cũng như vấn đề hướng ngoại và hướng nội.
3. Các quốc gia lớn đang chịu sự thương tổn nặng nhất về con người. Bài toán nhân quyền không giúp họ được nhiều. Tôi không nói về vấn đề chế độ hay chính trị, nhưng dường như con người luôn cần có người “đứng đầu” dẫn dắt cho các hành vi của mình, nếu người dẫn đầu đúng, chúng ta sẽ đi đúng hướng, tất nhiên đã là con người thì không thể lúc nào cũng đúng, trừ khi bạn theo được 1 ông tiên .Một cộng đồng mà quá thoải mái với các suy nghĩ cá nhân mà không nhanh chóng thích nghi thay đổi trong từng hoàn cảnh nhất định, sẽ chịu tổn thất do chính sự thoải mái đó gây ra. Tôi nghĩ trong mọi hoàn cảnh và điều kiện, chúng ta đều nên học hỏi từ những điều nhỏ nhất, từ những ứng xử mà thông thường chúng ta coi là không phù hợp, là “thua kém”, hay rõ hơn: các quốc gia phát triển nên học hỏi cách tiếp cận và xử lý em cô vi của Việt Nam. Đó là cách xử lý “biết người biết ta”, và lần này, Việt Nam đã đúng để đánh đổi được sinh mạng của hàng ngàn con người. Suy cho cùng, điều gì là quan trọng nhất: Là tính mạng con người.
4. Việc cách ly xã hội gây ra khó khăn với khá nhiều đối tượng, tôi cảm thấy khá hài hước khi thấy thông tin hàng ngày bản tin truyền hình đều hướng dẫn người ta nên làm gì khi ở nhà. Điển hình ở các quốc gia phát triển, người dân không thể ngồi im trong nhà, có một điều gì đó khá kì lạ nhỉ. Sự việc này khiến tôi nghĩ đến một câu chuyện củaTrang Tử: khi có trí tưởng tượng, thì chỉ cần ngồi 1 chỗ trên giường cũng có thể thăm thú được khắp vũ trụ. Điều này, có lẽ là cuộc sống con người đã quá hướng ngoại, niềm vui luôn đến từ ngoại vật. Tất nhiên, với dân hít hà (khí công) thì tôi nghĩ vấn đề này quá chi nhỏ. Và việc chỉ ngồi 1 chỗ mà “chả làm gì cả” có lẽ là cái nhìn chung hàng ngày của mọi người cho dân tĩnh khí công rồi. Vậy kết luận :”Dân khí công thời em cô vi là dân yêu nước, yêu đồng bào”

Còn bạn, quan điểm của bạn và cách bạn đón nhận em cô vi thế nào? Làm thế nào để có thể tìm được sự an nhiên trong hoàn cảnh này?

2 Comments

  1. Khen cho bài viết mộc mà thật. Với lối dẫn dắt bằng ngôn từ của khí công, cậu đã bắt đầu đặt 1 bàn chân vào phòng họp rồi.
    Rất mong có nhiều người cùng vào phòng họp để cho thêm nhiều đường luận giải.🥰🥰🥰

    Reply

Gửi phản hồi